November 21, 2024

Blockchain là gì mà được nhắc tới nhiều đến vậy? Tại sao Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử? HotQA sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu về Blockchain qua các thuật ngữ cơ bản và dễ hiểu nhất. Bắt đầu nhé!

Nguồn: LeewayHertz

Giải thích đơn giản về Blockchain

Hãy hiểu đơn giản rằng, block là khối, chain là chuỗi, blockchain là một chuỗi khối các giao dịch nhất định được liên kết với các khối trước đó và ngày càng được mở rộng theo thời gian. Đây được xem là cách lưu trữ và truyền tải dữ liệu thông minh, an toàn, minh bạch bậc nhất hiện nay.

Chính sự ra đời của blockchain, đã tạo ra một hơi hướng mới mẻ cho ngành công nghệ – tài chính thế giới, thế giới của công nghệ blockchain.

Hay bạn cũng có thể hiểu, blockchain như một cuốn sổ cái kế toán công cộng, mà trong đó, mọi thông tin được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn, không thể nào thay đổi hay gian lận được. Đây là một công nghệ mới, giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Bởi lý do này, mà blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain

Bản thân cái tên của nền tảng này đã nói lên một phần cách thức chúng vận hành. Tuy nhiên, để có thể hiểu được chi tiết cách chúng vận hành thì chúng ta cần tìm hiểu lần lượt tìm hiểu các khái niệm.

Cấu trúc dữ liệu của Blockchain

Các thông tin dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các khối (Block). Ngoại trừ khối đầu tiên, mỗi khối sẽ có cấu trúc gồm dữ liệu, mã Hash và mã Hash của khối trước đó để đánh dấu. Một khi khối dữ liệu được mã hóa thì gần như sẽ không thể thay đổi thông tin trong khối. Đây chính là một trong những điều làm nên điều khác biệt cho công nghệ này.

Các khối được liên kết với nhau, các bạn có thể hình dung tới mô hình của một đoàn tàu với các toa được đánh số thứ tự được kết nối với nhau.

Node là gì?

Khi đã hiểu được cấu trúc dữ liệu, khái niệm tiếp theo bạn cần biết đó là Node.

Node được hiểu là một thiết bị trên mạng Blockchain. Node là nền tảng cho phép công nghệ Blockchain hoạt động và tồn tại. Các node được phân bổ trong một mạng lưới rộng lớn và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.

Một node có thể là bất cứ thiết bị nào (máy tính, điện thoại, máy in, … ), miễn là chúng được kết nối internet và có địa chỉ IP. Hiểu một cách đơn giản thì Node là một điểm tin nhắn sẽ được tạo ra, nhận hoặc truyền đi. Tất cả mọi node trên blockchain đều được kết nối với nhau và liên tục trao đổi thông tin để các node nhanh chóng được cập nhật.

Vai trò của một nút là hỗ trợ mạng lưới bằng cách duy trì một bản sao của một blockchain, trong một số trường hợp, node đó dùng để xử lý các giao dịch. Các nút thường được bố trí theo cấu trúc dạng cây, được gọi là cây nhị phân. Mỗi một đồng tiền điện tử có các nút riêng, duy trì các bản ghi giao dịch của loại tiền đó.

Cơ chế giúp Blockchain vận hành

Các Node sẽ thực hiện các hoạt động mã hóa và lưu trữ các khối dữ liệu, Vậy điều gì tạo động lực cho thành viên của mạng Blockchain tham gia vận hành các Node?

Câu trả lời đó là phần thưởng từ việc đóng các khối dữ liệu. Với cơ chế PoW được sử dụng cho Bitcoin và một số đồng tiền, khi các Node giải toán và tìm được mã Hash thích hợp để đóng khối, một phần thưởng là tiền sẽ được trao cho người đó. Chúng ra vẫn thường thấy các “trang trại đào Bitcoin” hoạt động với rất nhiều máy tính hoạt động liên tục với mục tiêu nhận các phần thưởng. Bản thân các máy đào (miner) cũng góp phần giúp hệ thống hoạt động.

Có một cơ chế khác được sử dụng khá nhiều hiện nay là POS (Proof of Stake), bạn có thể tìm hiểu về PoS thông qua bài viết:

Staking là gì? Tìm hiểu Staking Coin từ A – Z cho người mới

Như vậy bạn có thể thấy, nhờ vào mạng lưới Node phi tập trung cũng như các cơ chế vận hành, Blockchain mang tới rất nhiều tiềm năng để ứng dụng vào thực tế.

3 Thuật toán phổ biến của công nghệ Blockchain

1. Proof of Work (PoW)

Proof of Work (PoW) chính là bằng chứng công việc. Cơ chế đồng thuận giúp các thợ đào (miner) sử dụng “sức mạnh” máy tính để giải các bài toán tạo ra mã hash. Sau khi giải mã xong sẽ có được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong Blockchain. Được xem là cơ chế đồng thuận đầu tiên, đồng thời gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),…

2. Proof of Stake (PoS)

Cơ chế đồng thuận này không có các miner thợ đào như PoW, Thay vào đóì những người tham gia xác thực giao dịch phải đặt cọc (stake) lượng coin của mình để giành quyền xác thực giao dịch và tạo khối. Cho nên PoS không yêu cầu phải đầu tư nhiều máy đào đắt tiền.

Các dự án điển hình có cơ chế này như: Cosmos (ATOM), Binance Coin (BNB), Ontology (ONT),…

3. Proof of Authority (PoA)

Thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng đó chính là Proof of Authority (viết tắt là PoA). Những người xác minh khối sẽ không được dựa vào số lượng coin mà họ nắm giữ mà chính là trên chính danh tiếng của mình. Cho nên các Blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy thích như những thực thể đáng tin cậy. Các dự án tiêu biểu sử dụng thuật toán BFT như: MakerDAO (xDAI), ZINC (ZINC),…

Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

Ưu điểm

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: Blockchain chỉ có thể được giải mã bằng máy tính lượng tử và chỉ biến mất khi không còn hệ thống Internet trên toàn thế giới.
  • Bất biến: Dữ liệu trên hệ thống của công nghệ Blockchain không thể sửa đổi, chỉ có thể bổ sung khi có sự đồng thuận từ tất cả các nút trên mạng và được lưu trữ mãi mãi.
  • Bảo mật: Hệ thống Blockchain giúp bảo mật và phân tán dữ liệu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
  • Minh bạch: Bất kỳ người dùng nào cũng có thể đọc dữ liệu từ địa chỉ này đến địa chỉ khác trên hệ thống Blockchain cũng như thống kê toàn bộ lịch sử trên các địa chỉ đó.
  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Hợp đồng kỹ thuật số sử dụng các đoạn code if-this-then-that (IFTTT), giúp thực hiện các điều khoản, thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng một cách tự động và minh bạch mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba.

Nhược điểm

  • Dễ bị các hacker chú ý và tấn công: Dù sử dụng hệ thống bảo mật cao, công nghệ Blockchain với những ưu điểm vượt trội dễ trở thành mục tiêu tấn công nhằm đánh cắp thông tin từ hacker.
  • Khó khăn trong việc sửa đổi dữ liệu: Bên cạnh ưu điểm của mình, việc thay đổi dữ liệu trên hệ thống Blockchain cũng là một nhược điểm đối với người dùng trong các trường hợp khẩn cấp, tốn nhiều thời gian để giải quyết.
  • Sự bất tiện của private key (khóa riêng tư): Khi sử dụng hệ thống Blockchain, các tài khoản sẽ được cấp Public Key (khóa công khai) và Private Key (khóa riêng tư). Khi bị mất khóa riêng tư, tiền trong tài khoản sẽ bị mất và không thể lấy lại được.
  • Thủ tục pháp lý: Ở một số quốc gia, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ blockchain bị cấm như tiền điện tử do một số vấn đề môi trường mà họ không khuyến khích sử dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực thương mại.

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong công nghiệp 4.0 và tương lai

Nhiều người coi Blockchain là một cơ hội đầu tư tiềm năng cao cũng như mở ra cánh cửa cho các ứng dụng khác. Các ứng dụng này bao gồm:

  • Giao dịch và Mua / Bán tài sản kỹ thuật số
  • Hợp đồng pháp lý
  • Hồ sơ bệnh án
  • Tài liệu kỹ thuật số khác trong các ngành

Qua bài viết trên, HotQA mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về công nghệ Blockchain, bao gồm việc hiểu được Blockchain là gì, nguyên lý hoạt động của Blockchain, những ưu điểm và nhược điểm của Blockchain cũng như Blockchain có thể ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Hãy theo dõi HotQA Hub để đọc nhiều bài viết và thông tin hữu ích về công nghệ Blockchain và tiền điện tử bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *