Dường như, một trong những mối quan tâm của Fabio Panetta là cách ECB và các nhà lập pháp giải quyết việc đánh thuế cryptoassets.
Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu Fabio Panetta cho biết các nhà lập pháp trên toàn thế giới phải quyết định cách điều chỉnh tiền điện tử dựa trên những rủi ro tiềm ẩn.
Vào thứ Hai, trong một bản tuyên bố tại Đại học Columbia, Panetta cho biết các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đã đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết các khung pháp lý về tài sản kỹ thuật số, nhưng “tốc độ không đủ nhanh để theo kịp với những thách thức đang dần nổi lên.” Theo quan chức ECB, thế giới cần có quy đinh về tiền điện tử dựa trên các quy tắc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính, tăng cường tiết lộ công khai và báo cáo về việc tuân thủ quy định từ ngành, và thiết lập “các yêu cầu nghiêm ngặt về tính minh bạch ” và “các chuẩn tắc hành vi”.
Một trong những mối quan tâm chính của Panetta là cách ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp giải quyết việc đánh thuế tài sản tiền điện tử, mô tả các yêu cầu “rất khó xác định các hoạt động liên quan đến thuế”. Quan chức ECB đề xuất đánh thuế tài sản tiền điện tử dựa trên PoW ở mức cao hơn các công cụ tài chính khác dựa trên “các yếu tố tiêu cực bên ngoài dẫn đến chi phí chìm cho xã hội, chẳng hạn như ô nhiễm cao”.
“Chúng ta nên đánh thuế đối với tài sản mã hóa phù hợp với việc đánh thuế các công cụ khác nhằm mục đích liên kết giữa các khu vực pháp lý, do bản chất toàn cầu của thị trường tiền điện tử”, Panetta chia sẻ. “Việc đưa ra nghĩa vụ báo cáo cho các giao dịch thông qua một vài ngưỡng nhất định, như đề xuất gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sẽ tăng cường tính minh bạch và chống trốn thuế.”
🧵 Globally coordinated efforts are needed to bring crypto-assets into a regulatory framework, says Executive Board member Fabio Panetta at @Columbia. We must not repeat past mistakes by waiting for the bubble to burst before acting https://t.co/dGo0HV0KmL
— European Central Bank (@ecb) April 25, 2022
1/5 pic.twitter.com/2MpmkmtoG4
Theo Panetta, châu u đang “dẫn đầu” trong việc đưa tiền điện tử vào các quy định có tầm nhìn của mình, trong khi Hoa Kỳ đang làm việc để giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử về những nhận thức rủi ro. Ông chỉ ra Quy định về thị trường tài sản tiền điện tử, hoặc MiCA, như một bước tiến tới việc tạo ra một “cách tiếp cận hài hòa của châu u” đối với tiền điện tử cũng như Ủy ban ổn định tài chính toàn cầu hợp tác với các nhà quản lý tài chính khác.
“Chúng ta cần thực hiện các kế hoạch phối hợp ở cấp độ toàn cầu để đưa tài sản mã hóa vào tầm ngắm của quy định. Bên cạnh đó, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng phải tuân theo các tiêu chuẩn phù hợp áp dụng cho hệ thống tài chính […] Chúng ta cần đạt tiến bộ nhanh hơn nếu muốn đảm bảo tài sản tiền điện tử không gây ra náo loạn vô pháp.”
ECB đã phát triển một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, với luật về đồng euro kỹ thuật số dự kiến phát hành vào năm 2023. Trước đây,Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng đã gợi ý rằng ngân hàng trung ương có thể tung ra đồng tiền kỹ thuật số vào năm 2025.