November 21, 2024

Công cụ thu phí bản quyền chỉ áp dụng cho các bộ sưu tập NFT mới trong giai đoạn này, và quyết định sẽ thực hiện lên các bộ sưu tập có sẵn vào khoảng thời gian không lâu sau đó.

Việc OpenSea, tung ra một công cụ “trực tuyến” mới giúp người sáng tạo thực thi tiền bản quyền, đã giúp thị trường này có một vị trí nhất định giữa cuộc tranh luận liệu có nên đánh bản quyền lên NFT.

Thị trường NFT đã tương đối im lặng về vấn đề tiền bản quyền và các chính sách, trong khi các thị trường khác cùng không gian đã đưa ra các chiến lược cá nhân và ra mắt trong vài tháng qua.

Trong một bài đăng trên blog vào ngày 6 tháng 11, Giám đốc điều hành OpenSea, Devin Finzer, nhận định rằng đối với các thi trường cho phép lựa chọn việc đóng phí, “tỷ lệ thanh toán phí người sáng tạo tự nguyện giảm xuống dưới 20%”, trong khi ở các thị trường khác, phí người sáng tạo “đơn giản là sẽ không được thanh toán. ”

Giám đốc điều hành, Devin Finzer

Giám đốc điều hành OpenSea ra thông báo việc phát hành công cụ mới cho phép người sáng tạo quyền xác định “phương pháp thực thi on-chain” lên bản quyền của họ.

Finzer đã mô tả công cụ này như một “mã code đơn giản”, cho phép người sáng tạo thực thi tiền bản quyền thông qua các hợp đồng thông minh trên các bộ sưu tập NFT mới và các hợp đồng này hoàn toàn có thể nâng cấp phiên bản hiện tại. Mã code này cũng sẽ hạn chế giao dịnh NFT cụ thể với các thị trường thực thi phí người sáng tạo.

“Rõ ràng là nhiều người sáng tạo muốn có khả năng tự thực hiện các khoản phí on-chain; và về cơ bản, chúng tôi tin rằng điều đó nên được tôn trọng, tuy nhiên, điều đó không được áp dụng với các thị trường hiện nay, ”.

Finzer cũng cho biết OpenSea sẽ đánh bản quyền cho các bộ sưu tập mới bằng cách sử dụng công cụ thực thi on-chain, nhưng sẽ áp dụng đối với các bộ sưu tập mới không chọn tham gia.
Finzer giải thích trong Twitter Spaces rằng OpenSea “không yêu cầu mọi người sử dụng giải pháp cụ thể của chúng tôi”, người sáng tạo có thể sử dụng “bất kỳ giải pháp nào bạn muốn và thực hiện theo cách của họ.”

“Chúng tôi cung cấp mẫu GitHub repo giúp bạn sử dụng cách thức chặn danh sách những thị trường không hỗ trợ phí người sáng tạo; điều kiện tiên quyết là nếu bạn muốn trả phí cho người sáng tạo, bạn phải thực thi on-chain .”

Hiện tại, công cụ này cũng sẽ không được áp dụng cho các bộ sưu tập NFT hiện có do những thách thức khi triển khai.

“Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, cách duy nhất để đạt được việc thực thi on-chain phí người sáng tạo đối với các bộ sưu tập hiện có với các hợp đồng thông minh không thể nâng cấp là thực hiện các biện pháp quyết liệt với cộng đồng của họ, chẳng hạn như chuyển bộ sưu tập chuẩn sang một hợp đồng thông minh mới”,

“Theo ý kiến ​​của chúng tôi, cho đến nay, cách tốt hơn cho những người sáng tạo hiện tại là được khám phá các hình thức kiếm tiền mới và các cách thay thế để khuyến khích người mua và người bán trả phí cho người sáng tạo, và để đảm bảo rằng các bộ sưu tập trong tương lai sẽ được họ áp dụng phí on-chain”, ông nói thêm.

Theo Finzer, điều này có thể bao gồm các lựa chọn như tiếp tục thực thi phí off-chain đối với nhánh con của các bộ sưu tập, cung cấp cho người dùng quyền trả phí theo mong muốn của họ với người sáng tạo và có thể thêm vào những phí on-chain khác dành cho người sáng tạo.

Phản ứng giữa người tạo NFT và cộng đồng Twitter hiện khá trái chiều. Wab. eth, người sáng lập Sappy Seals NFT và đồng sáng lập The Pixlverse và Pixl Labs, phát biểu với gần 60.000 người theo dõi rằng “Về cơ bản, tôi không đồng ý với việc loại bỏ tiền bản quyền, nhưng tôi đánh giá cao phương pháp này.”

Những người dùng khác cũng có những thắc mắc chưa được giải đáp. Betty, bút danh của một trong những người sáng lập ra bộ sưu tập Deadfellaz NFT, nói với 89.000 người theo dõi của mình rằng “có vẻ như không có kế hoạch và không có câu trả lời rõ ràng nào được công bố liên quan đến các bộ sưu tập hiện có và tiền bản quyền của nghệ sĩ”.

Mặc dù sau đó cô lại nói rằng, “Tôi mong sớm được đọc các thông tin liên lạc cụ thể hơn từ người phát hành liên quan đến các chiến lược được đề xuất.”