Chuyên trang phân tích Chainalysis mới đây đã ra mắt báo cáo về top những quốc gia có chỉ số nắm giữ Cryptocurrency cao nhất thế giới. Không phụ những cố gắng của các startup Việt Nam, chung ta đã một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng của Chainalysis. Điều này cũng phản ánh tình hình thực tế khi mà Crypto ngày càng trở thành kênh đầu tư phổ biến với đại chúng và cũng có rất nhiều sự kiện Blockchain và tiền điện tử được tổ chức hàng tháng tại Việt Nam.

Những điểm đáng chú ý trong báo cáo “2022 Global Crypto Adoption Index”

Nhìn chung, việc sở hữu Crypto trên toàn thế giới có dấu hiệu chậm lại trong bear market, nhưng vẫn nằm ở trên mức trước bull market 2019.

Dữ liệu dưới đây cho thấy mức độ sở hữu cryptocurrency toàn cầu đã chững lại trong năm ngoái sau khi tăng liên tục kể từ giữa năm 2019.

Việc sở hữu tiền điện tử trên toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại vào quý 2 năm 2021. Kể từ đó, chỉ số này đã tăng lên từng đợt – nó giảm vào quý 3 năm 2021 sau cú điều chỉnh mạnh 30% của thị trường lúc đó, trước khi hồi phục vào quý 4/2021 khi giá của Bitcoin phục hồi lên mức cao nhất mọi thời đại. Và sau đó chỉ số đã giảm liền hai quý gần đây nhất khi chúng ta chính thức bước vào Bear market. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mức độ sở hữu cryptocurrency trên toàn cầu vẫn cao hơn nhiều so với mức trước khi thị trường tăng trưởng năm 2019.

Dữ liệu cho thấy rằng nhiều người trong số những người bị thu hút bởi Bull market trong năm 2020 và 2021 đã bị mắc kẹt và tiếp tục đầu tư một phần đáng kể tài sản của họ vào tài sản kỹ thuật số. Những big holders vẫn tiếp tục nắm giữ tài sản của mình xuyên suốt thị trường gấu và do đó, trong khi danh mục đầu tư của họ mất giá, những khoản lỗ đó vẫn chưa được chốt lại vì rất nhiều người vẫn đang hold chưa bán tháo – dữ liệu trên Blockchain cho thấy những holder đó vẫn lạc quan thị trường sẽ phục hồi trở lại, điều này giữ cho các nguyên tắc cơ bản của thị trường tương đối lành mạnh.

Các thị trường mới nổi thống trị Chỉ số nắm giữ tiền điện tử toàn cầu 2022

Ngân hàng Thế giới phân loại các quốc gia thành một trong bốn loại dựa trên mức thu nhập và sự phát triển kinh tế tổng thể: thu nhập cao, thu nhập trên trung bình, thu nhập dưới trung bình và thu nhập thấp. Áp dụng khuôn khổ đó, Chainalysis cho biết hai nhóm thu nhập trên trung bình và thu nhập dưới trung bình chiếm tỷ lệ lớn trong top đầu. Trong số 20 quốc gia được xếp hạng hàng đầu:

  • 10 nước có thu nhập dưới trung bình: Việt Nam, Philippines, Ukraine, Ấn Độ, Pakistan, Nigeria, Morocco, Nepal, Kenya và Indonesia
  • 8 nước có thu nhập trên trung bình: Brazil, Thái Lan, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Colombia và Ecuador
  • 2 nước là quốc gia có thu nhập cao: Hoa Kỳ và Vương quốc Anh

Theo Chainalysis, người dùng ở các quốc gia có thu nhập dưới trung bình và trên trung bình thường dựa vào tiền điện tử để gửi tiền, tiết kiệm trong thời gian tiền tệ fiat biến động và đáp ứng các nhu cầu tài chính khác dành riêng cho nền kinh tế của họ. Các quốc gia này cũng có xu hướng dựa vào Bitcoin và stablecoin nhiều hơn các quốc gia khác. Trong những năm tới, sẽ rất thú vị khi chứng kiến ngành công nghiệp tiền điện tử có thể xây dựng những giải pháp nào để tăng mức độ áp dụng ở các quốc gia có thu nhập cao và thấp.

Việt Nam giữ vững vị trí đầu bảng, Hoa Kỳ leo lên thứ năm, Trung Quốc trở lại trong top 10

Việt Nam xếp hạng 1 theo báo cáo “2022 Global Crypto Adoption Index” của Chainalysis

Đây là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam được xếp hạng đầu tiên về chỉ số sử dụng tiền điện tử. Qua báo cáo, Việt Nam cho thấy sức mua cực cao và khả năng chấp nhận được sự điều chỉnh của thị trường trên các sân chơi tiền điện tử tập trung, DeFi và P2P. Các nguồn khác cũng ghi nhận sự ủng hộ của Việt Nam đối với tiền điện tử. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện vào năm 2020 ghi nhận 21% người tiêu dùng Việt Nam cho biết đã sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử, chỉ đứng sau Nigeria với 32% và tỷ lệ chấp nhận có thể chỉ tăng lên kể từ đó. Các báo cáo từ phương tiện truyền thông địa phương cho thấy các tựa game blockchain, bao gồm các game play-to-earn (P2E) và move-to-earn (M2E), đặc biệt phổ biến ở quốc gia Đông Nam Á này. Điều đó không chỉ đúng với người chơi (nhà đầu tư) mà còn đúng với cả những nhà xây dựng, vì trò chơi P2E có doanh thu cao nhất – Axie Infinity có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, với những thành công vang dội của nó đã truyền cảm hứng cho nhiều Start-up Việt Nam đi tìm thành công như những gì các tiền bối đã làm được.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã “nhảy vọt” lên vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng, từ vị trí thứ tám năm 2021 và thứ sáu vào năm 2020. Trung Quốc cũng đã đánh dấu sự trở lại trong top 10 sau khi xếp thứ 13 vào năm 2021, bất chấp những drama và các lệnh cấm ở quê hương của CZ.

Bear Market không thể cản được Bull Run của sự phổ cập hoá tiền điện tử

Trong khi sự tăng trưởng của thị trường trở nên rời rạc giữa Bear Market, thì việc ứng dụng tiền điện tử trên toàn cầu vẫn cao hơn nhiều so với mức trước cú Bull Run năm 2020. Dữ liệu cho thấy rằng một lượng lớn những nhà đầu tư vào tiền điện tử trong Bull Run vẫn có xu hướng duy trì nắm giữ tài sản ngay cả khi giá giảm, cho phép hệ sinh thái liên tục phát triển theo chu kỳ thị trường. Một lý do cho điều này có thể là giá trị khác biệt mà người dùng ở các thị trường mới nổi nhận được từ tiền điện tử. Các quốc gia này thống trị chỉ số chấp nhận, một phần lớn là do tiền điện tử cung cấp những lợi ích hữu hình, độc đáo cho những người sống trong điều kiện kinh tế không ổn định.

Cuối cùng, tiền điện tử vẫn là một kênh đầu tư rủi ro cao, và số liệu trong báo cáo không phải là lời khuyên đầu tư. Hãy trang bị cho mình kiến thức vững chắc, đầu tư với số vốn hợp lý và hãy theo đuổi kiên trì nhưng phải khôn ngoan để có thể thành công với thị trường giàu tiềm năng này.

Let’s make Vietnam on top for the 3rd year in a row