
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường tiền điện tử khi việc thắt chặt định lượng có hiệu lực hoàn toàn và Cục Dự trữ Liên bang ngừng in tiền ra thị trường?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang bắt đầu quá trình cắt giảm bảng cân đối kế toán trị giá 9 nghìn tỷ đô la đã tăng vọt trong những năm gần đây trong một động thái được gọi là thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening – QT).
Các nhà phân tích từ một công ty đầu tư tài chính và trao đổi tiền điện tử có ý kiến trái ngược nhau về việc liệu thắt chặt định lượng, bắt đầu từ thứ Tư, có chấm dứt một thập kỷ tăng trưởng chưa từng có trên các thị trường tiền điện tử hay không.
Về cơ bản, QT trái ngược với nới lỏng định lượng (QE), hay in tiền, mà FED đã bắt đầu thực hiện kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 đầu năm 2020. Khi thực hiện chính sách QE, FED thực chất đang bơm tiền ra ngoài thị trường, qua đó giảm lãi suất cho vay và kích thích tiêu dùng.
Khi áp dụng QT, FED có kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình 47,5 tỷ USD mỗi tháng trong ba tháng tới. Vào tháng 9 năm nay, tổ chức này có kế hoạch cắt giảm 95 tỷ đô la. Họ đặt mục tiêu giảm 7,6 nghìn tỷ đô la trong bảng cân đối kế toán vào cuối năm 2023.
Pav Hundal, quản lý sàn giao dịch tiền điện tử Úc Swyftx, tin rằng QT có thể có tác động tiêu cực đến thị trường. Ông chia sẻ vào thứ Tư rằng “Rất có thể nhà đầu tư chỉ thấy mức tăng trưởng vốn hóa thị trường bị cắt giảm một chút:”
“FED đang thắt chặt quy trình kiểm soát tài sản nhanh hơn so với dự kiến của nhiều nhà phân tích và điều này ít nhiều sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư trên khắp các thị trường.”
Bắt đầu vào tháng 3/2020, tác động của QE đối với thị trường tiền điện tử là rất lớn. Dữ liệu của CoinGecko cho thấy vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm dần từ 2019 đến đầu năm 2020, nhưng toàn bộ thị trường đã chứng kiến một đợt tăng giá sôi động vào cuối tháng 3/2020 khi FED bắt đầu quá trình bơm tiền ra thị trường. Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã bùng nổ từ 162 tỷ đô la vào ngày 23 tháng 3 năm 2020, lên mức cao nhất chỉ hơn 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm ngoái.
Ở khung thời gian tương tự, bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng 2,1 lần từ 4,17 nghìn tỷ USD vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 lên 8,95 nghìn tỷ USD vào ngày 1 tháng 6 năm 2022. Đó là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối cùng bắt đầu vào năm 2007.
Giám đốc điều hành Nigel Green của công ty tư vấn tài chính deVere Group tin rằng phản ứng của thị trường đối với QT sẽ ở mức tối thiểu bởi vì nó đã được dự đoán từ trước. Green cho biết có thể có phản ứng đột ngột vì tốc độ bất ngờ mà QT đang được triển khai, nhưng với ông nó chỉ như một sự rung lắc nhẹ:
“Chúng tôi kỳ vọng thị trường sắp phục hồi, có nghĩa là các nhà đầu tư nên củng cố danh mục đầu tư để tận dụng cơ hội này.”
Việc tăng mức lương cơ bản của người lao động Mỹ, đặc biệt là trong ngành khách sạn, là hoàn toàn dễ hiểu do nhu cầu về lao động vẫn ở mức cao. Giả sử mức lương cơ bản vẫn ở mức cao suốt giai đoạn QT, Hoa Kỳ sẽ có thể thoát khỏi suy thoái kinh tế với tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập thấp hơn nhiều. Nhà phân tích thị trường tiền điện tử Economiser đã giải thích trong một tweet hôm thứ Ba rằng nếu mọi người kiếm được nhiều tiền hơn thông qua việc tăng mức lương cơ bản, thì “thị trường tiền điện tử cuối cùng có thể được hưởng lợi” từ QT.
Hundal nói thêm rằng trong khi thị trường đang trải qua nhiều đợt biến động lớn, Bitcoin ( BTC ) có thể được hưởng lợi vì nó hiện đang chứng tỏ vị thế của một loại tài sản bền vững. Ông cũng lưu ý rằng tỷ lệ thống trị của Bitcoin, tức Bitcoin Dominance, đang ở mức 47%, tăng 8 điểm phần trăm so với đầu năm 2022.
“Nó cho thấy rằng những người tham gia thị trường đang tìm cách duy trì lượng nắm giữ Bitcoin. Có nghĩa là chúng ta có thể thấy thêm nhiều đợt suy yếu của thị trường altcoins nếu các điều kiện thị trường hiện tại tiếp tục giữ nguyên.”