Đạo luật trao đổi hàng hóa kỹ thuật số sẽ cấp quyền quản lý các giao dịch tiền điện tử cho Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng Hoa Kỳ đang giới thiệu một dự luật nhằm cung cấp cho Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) một vai trò lớn trong việc giám sát thị trường crypto spot.
Đạo luật trao đổi hàng hóa kỹ thuật số năm 2022 (DCEA) được đề xuất vào ngày 28/5/2022 bởi các đại diện Glenn Thompson (R-Pa.), Ro Khanna (D-Calif.), Tom Emmer (R-Minn.) và Darren Soto (D-Fla.). Đạo luật đưa ra định nghĩa chính thức cho “hàng hóa kỹ thuật số” và trao quyền cho CFTC giám sát các công ty phát hành hoặc cho phép mọi người giao dịch các loại token này. Quyết định được đưa ra với điều kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) tiếp tục giám sát các token thuộc luật chứng khoán Hoa Kỳ.
Theo bản sao của dự luật, thuật ngữ ‘hàng hóa kỹ thuật số’ chỉ bất kỳ hình thức tài sản cá nhân vô hình nào có thể được sở hữu và chuyển giao độc quyền từ người này sang người khác mà không phụ thuộc vào trung gian.
Định nghĩa này không bao gồm vốn chủ sở hữu, lãi suất nợ hoặc chứng khoán (được định nghĩa là “một phần lợi nhuận hoặc doanh thu chỉ có nguồn gốc từ những dự án quản lý của người khác” trong dự luật). Nói cách khác, SEC sẽ tiếp tục có quyền giám sát riêng đối với các khía cạnh khác nhau của thị trường tiền điện tử.
Các mặt hàng kỹ thuật số này sẽ chỉ được bán trên sàn giao dịch đã đăng ký CFTC. Để thực hiện điều này, sàn giao dịch phải tuân thủ một số yêu cầu nhất định: giữ tiền điện tử của khách hàng khi đủ các điều kiện giám sản, bảo vệ tài sản của khách hàng, và tránh xáo trộn các quỹ của khách hàng và doanh nghiệp.
Phiên bản 2022 của DCEA là bản cập nhật của một dự luật gốc được giới thiệu vào năm 2020 bởi cựu Dân biểu Michael Conaway (R-Texas). Các thành viên của Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện, nơi Thompson đã giới thiệu một phiên bản cập nhật vào năm ngoái.
Vào tháng 3, trong một phiên điều trần với Chủ tịch CFTC Rostin Behnam, Thompson tuyên bố sẽ duy trì thực hiện dự luật.
Theo một tuyên bố vào ngày 28/4/2022, Thompson khẳng định dự luật chính là “thành quả của nhiều năm làm việc.”
“Thu hẹp khoảng cách trong thị trường giao ngay (spot market) là một phần thiết yếu để giải quyết bài toán pháp lý, tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều việc phải thực hiện. Tôi mong sớm được làm việc với các cộng sự của mình để giúp người dùng và các nhà sáng tạo hiểu rõ hơn về tiền điện tử, và tôi hy vọng dự luật của chúng tôi sẽ nhanh chóng được thông qua, “ông Thompson bày tỏ.
Khanna, một nhà đồng tài trợ, cho biết: “Để thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của các công việc công nghệ tại Mỹ, Quốc hội cần thiết lập một quy trình thật rõ ràng về việc tạo và giao dịch hàng hóa kỹ thuật số thật, qua đó ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình”.