April 16, 2024

Blockchain digital data transmission room. NFT non fungible token neon concept with crypto currencies Ethereum. New way to buy digital assets, collectibles and crypto art. High quality 3d illustration

Trong thời gian gần đây, NFT là một khái niệm được báo chí, truyền thông không ngừng nhắc đến. Cụm từ NFT đã trở thành chủ đề bàn luận của nhiều hội nhóm công nghệ và xuất hiện tràn ngập trên Internet.

Thực sự NFT là gì? Tại sao NFT lại có tiềm năng đến vậy? Liệu đầu tư vào NFT có thể đem lại lợi nhuận nhanh chóng? Hãy cùng HotQA tìm hiểu về một trong những sơn sốt của công nghệ Blockchain nhé!

Nguồn: Engadget

NFT Là Gì?

NFT là viết tắt của Non-Fungible Token, nghĩa là các Token có tính độc nhất và không thể thay thế, là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Nói một cách dễ hiểu, nó là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain). Blockchain này có nhiệm vụ như một sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản lẫn chủ sở hữu. Những tài sản này có thể là “tài sản ảo” nhưng đồng thời cũng có thể là “phiên bản mã hóa” của một tài sản nào đó trong thế giới thực.

Để dễ hình dung hơn, thông thường đối với các Fungible Token, chúng ta có thể hoàn toàn dễ dàng trao đổi với người khác vì giá trị của chúng là tương đương nhau. Tiền điện tử là ví dụ điển hình về token có thể thay thế được vì mỗi đồng tiền có cùng giá trị với bất kỳ đồng tiền nào khác cùng loại tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên với NFT, mỗi tài sản như bức tranh, nhân vật game, … là duy nhất và không thể thay thế được, do đó tạo giá trị độc nhất cho các tài sản này.

Nguồn: MIT Software

Đặc Điểm Nổi Bật Của NFT

Việc phát minh ra NFT đã và đang được một số nhà đầu tư cho rằng sẽ tạo nhiều cơ hội cho thị trường mua bán các tài sản số có giá trị nhờ những đặc trưng rất riêng của NFT dựa trên công nghệ Blockchain. Cụ thể, NFT có 3 tính chất nổi bật sau:

  • Tính độc nhất: Mỗi NFT là độc nhất và hoàn toàn có thể phân biệt so với các NFT khác dù có bị sao y hệt.
  • Tính vĩnh cửu: Các NFT có thể tồn tại vĩnh viễn cùng với các thông tin liên quan đến NFT đó như thời điểm phát hành, hình ảnh, âm thanh của NFT, …
  • Có thể được lập trình: Hiểu đơn giản NFT là dòng code trên nền tảng Blockchain. Do đó, chúng ta luôn luôn có thể xác minh được tác giả cũng như thông tin của NFT.
  • Tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có thể toàn quyền quyết định sở hữu và sử dụng NFT đó.

Ứng Dụng Của NFT Trong Thực Tế

NFT có thể được sử dụng đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực như trò chơi điện tử (vật phẩm game, giao diện,…), nghệ thuật (âm nhạc, trang ảnh, video,…),… hoặc bất cứ sản phẩm nào được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số.

NFT tạo điều kiện cho người sáng tạo nội dung kiếm thêm thu thập

Công nghệ blockchain và NFT tạo điều kiện cho những người sáng tạo nội dung cơ hội để kiếm thu nhập từ sản phẩm của họ mà không phải thông qua bên thứ ba. Game thủ có thể chế tạo, chơi game, trao đổi vật phẩm và bán chúng; các album, bài hát tiếp cận với người nghe mà không phải thông qua iTunes, Spotify,… Việc không phải làm việc với bên trung gian, nên lợi nhuận chủ sở hữu tài sản sẽ thu về lợi nhuận lớn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được trả tiền các sản phẩm NFT được bán sang cho chủ sở hữu mới.

Cơ hội để sưu tầm những sản phẩm độc đáo

Đối với người có nhu cầu mua, đây là cơ hội để họ sưu tầm những sản phẩm giới hạn, độc đáo. Những người này sẽ có toàn quyền khai thác, sử dụng các tài sản đó, kể cả bán lại cho người khác. Giao dịch này hoàn toàn khác với khi ta mua nhạc trên các nền tảng, khi đó bạn chỉ được quyền sử dụng chứ không thể chuyển nhượng hay bán chúng.

Nguồn: Variety

NFT Khác Với Tiền Mã Hóa Như Thế Nào?

NFT là tên viết tắt của non-fungible token. Điểm giống nhau duy nhất giữa NFT và tiền mã hóa là: NFT thường được tạo ra bằng chương trình giống với tiền mã hóa, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum.

Tiền mặt và tiền mã hóa đều có thể thay thế (fungible), nghĩa là cả hai loại tiền này đều có thể được mua bán hay trao đổi với giá trị ngang nhau. Ví dụ: 1 USD không khác biệt gì với 1 USD khác; 1 Bitcoin luôn có mệnh giá bằng 1 Bitcoin khác. Nhờ vào tính có thể thay thế này mà tiền mã hóa trở thành một phương tiện giao dịch đáng tin cậy trên hệ thống chuỗi khối (blockchain).

NFT thì khác. Mỗi NFT có một chữ ký kỹ thuật số do đó NFT không thể thay thế được (non-fungible), nghĩa là không thể trao đổi một NFT với một NFT khác. Ví dụ: NBA Top Shot (Bộ sưu tập các thẻ dưới dạng NFT, mỗi NFT là video clip ngắn khoảnh khắc trong lịch sử bóng rổ) không thể hoán đổi với tác phẩm số EVERYDAYS đơn giản bởi vì cả hai đều là NFT. (Tương tự, video clip của NBA Top Shot này cũng không thể trao đổi với một video clip của NBA Top Shot khác).

Làm cách nào để mua NFT?

Trước khi bạn móc hầu bao mua NFT, có 4 câu hỏi bạn cần suy nghĩ kĩ:

Mua NFT từ chợ nào? Sử dụng ví nào để kết nối với nền tảng chợ NFT? Sử dụng loại tiền mã hóa nào để nạp vào ví và sử dụng? NFT bạn muốn mua sẽ được bán như nào? Đấu giá? Mở bán giới hạn?…

Có thể bạn đã biết, một số NFT chỉ sẵn có trên một số nền tảng nhất định. Ví dụ, nếu bạn định mua NBA Top Shot, bạn cần mở tài khoản NBA Top Shot, tạo ví Dapper và nạp tiền dưới dạng token USDC hay loại token phù hợp khác. Bạn cũng cần phải đợi sản phẩm được công bố và nhanh tay mua trước khi hết hàng

Mở bán giới hạn là một phương pháp để tăng độ hiếm của NFT nhờ tạo ra một nhóm khách hàng với nhu cầu mua mạnh. Những đợt mở bán thường yêu cầu người mua đăng ký tài khoản và nạp tiền vào trước để tránh lỡ cơ hội mua được NFT. Những đợt bán này chỉ kéo dài vài giây, nên bạn cần chuẩn bị sẵn mọi thứ.

Nguồn: GILDED BLOG

Một số chợ NFT phổ biến bao gồm:

  • OpenSea
  • Rarible
  • SuperRare
  • Nifty Gateway
  • Foundation
  • Axie Marketplace
  • NFT ShowRoom
  • VIV3
  • BakerySwap

Rủi ro từ NFT

Phí giao dịch NFT rất cao, để chuyển quyền sở hữu NFT từ người tạo cho người mua phải trả 50USD.

Mỗi giao dịch như tạo NFT, đặt giá thầu, chuyển quyền sở hữu trên các khu chợ ảo như Rarible hoặc OpenSea, người dùng sẽ phải chi một khoản tiền lớn và tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ.

Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của NFT, bất kì ai trên Internet đều có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì. Điều này có nghĩa nhiều người tạo ra rất nhiều token ko có giá trị trên mạng.

Hiện nay chưa có cơ chế nào để định giá tài sản lưu trữ dạng NFT, vậy nên thị trường này có rất nhiều biến động. Điển hình trong năm 2020, giá trị của một số loại NFT phổ biến đã tăng khoảng 2.000%. Tuy nhiên, trong một thị trường mà nhiều người tham gia hoàn toàn có thể sử dụng tên giả, gian lận cũng là một rủi ro. Chính vì vậy, mọi người đều phải trang bị và cẩn thận để đề phòng mọi rủi ro.

Tổng Kết

Nhờ tính ‘’độc nhất’’ và “giới hạn”, NFT đang được ứng dụng đa dạng lĩnh vực như gaming, nghệ thuật, số hóa tài sản… Kéo theo đó, các đồng coin NFT token hứa hẹn có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh tiềm năng đầy hấp dẫn, NFT cũng đi kèm những rủi ro như đã nói ở trên. Thế nên nhà đầu tư cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức vững vàng trước khi quyết định xuống tiền. Hi vọng bài viết này của HotQA đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về một trong những sản phẩm hot nhất của ứng dụng blockchain. Chúc các bạn may mắn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *