March 28, 2024

Thuật ngữ “quyền sở hữu kỹ thuật số” chỉ mới bắt đầu có ý nghĩa gần đây. Mặc dù non-fungible tokens (NFT) đã xuất hiện được một thời gian, nhưng mãi đến một hai năm trở lại đây chúng mới thực sự thu hút được sự chú ý của giới truyền thông chính thống. Chỉ trong quý 3 năm 2021, khối lượng giao dịch NFT là hơn 10 tỷ đô la trên các blockchain, tăng đáng kể so với 1,2 tỷ đô la trong quý 2.

Nguồn: Coincu News

NFT là tài sản kỹ thuật số duy nhất đại diện cho tài sản. Là bằng chứng về quyền sở hữu, NFT có nhiều loại từ những thứ như nghệ thuật và đồ sưu tầm kỹ thuật số đến bất động sản và các tài sản vật chất khác. Điều này dẫn đến sự thay đổi kiến ​​tạo trong nhiều ngành công nghiệp, nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao quyền sở hữu và tạo ra nền tảng mới về nguồn cung tài sản kỹ thuật số.

Theo Jonathan Choi, Giám đốc đầu tư tại Metaplex – một giao thức trên nền tảng Solana đặt ra các tiêu chuẩn mở để phát hành và sở hữu tài sản kỹ thuật số trong chuỗi – NFTs đang thu hút được nhiều đối tượng nhất chính là ảnh hồ sơ, tác phẩm nghệ thuật và đồ sưu tầm, tuy nhiên công nghệ đằng sau NFTs mới là thứ thật sự quan trọng.

Ông nói với Cointelegraph: “Các NFT có thể phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm chứng nhận quyền sở hữu các tài sản vật chất như bất động sản, các khoản vay, hàng xa xỉ và các tài sản kỹ thuật số khác như âm thanh, tệp, báo cáo tài chính hoặc chứng chỉ.

Giống như hầu hết các nền tảng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), đa phần các dự án liên quan đến NFT đều được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum – và dễ hiểu là như vậy. Ethereum là chuỗi khối hỗ trợ hợp đồng thông minh hoạt động lâu nhất trên thế giới và quan trọng nhất, những nhà kinh doanh NFT luôn muốn tối đa hóa khả năng tiếp cận khách hàng của mình.

Vượt ngoài sự thống trị của Ethereum

Nguồn: CoinExpress

Vai trò của Ethereum đối với sự phát triển của ngành công nghiệp NFT lớn hơn nhiều so với một nền tảng lưu trữ thuần túy. Trên thực tế, có lẽ tiêu chuẩn token ERC-721 mang tính biểu tượng ngày nay đã khởi động cuộc cách mạng NFT ngay từ đầu. CryptoKitties đã được ra mắt gần nửa thập kỷ trước và mặc dù nền tảng này cực kỳ phổ biến khi ra mắt, nhưng nó đã không thể nhìn thấy những mặt hạn chế mà công nghệ blockchain chưa thể đáp ứng vào thời điểm đó.

Sự tắc nghẽn mạng và những khoản phí gas cao không thể đoán trước, đôi khi cao đến mức phi lý, đã khiến nhiều người từ bỏ việc tham gia vào thị trường NFT, nhưng điều đó đã không còn xảy ra nữa. Các dự án như Axie Infinity và Decentraland đã cho thấy rằng tiềm năng của NFT và GameFi thật sự rộng lớn. Tuy nhiên, việc kéo dài vô thời hạn khả năng nâng cấp và mở rộng của mạng lưới Ethereum 2.0 đã khiến những dự án NFT phải chủ động đi tìm một bến đỗ mới thích hợp hơn.

Bản thân CryptoKitties cũng đã công bố chuyển sang hoạt động chủ yếu trên nền tảng Flow blockchain, một nền tảng tập trung phát triển để hỗ trợ thế hệ những trò chơi, ứng dụng và tài sản kỹ thuật số tiếp theo. Lý do cho việc “chuyển nhà” này của CryptoKitties có liên quan trực tiếp đến thông lượng giao dịch hạn hẹp và phí giao dịch cao từ Ethereum. Mặc dù CryptoKitties có thể không còn giữ được phong độ như trước đây, nhưng nó vẫn luôn là một thương hiệu mang tính biểu tượng và việc dự án này rời khỏi Ethereum có thể dẫn đến làn sóng “di cư” của hàng loạt dự án sang các mạng lưới khác.

“Ethereum sẽ luôn là mạng lưới tiên phong trong việc phát triển NFT và là một trong những mạng lưới có cộng đồng người dùng sôi động nhất trong thế giới tiền điện tử, nhưng vì một số hạn chế của nó, sẽ luôn tồn tại những vấn đề và thách thức trong việc thu hút nhà phát triển và người dùng tham gia vào Ethereum.” Choi nói thêm.

Những mạng lưới như Cardano và Solana đang tấn công vào thị trường NFT, trong đó hệ sinh thái Solana đã thành lập quỹ 5 triệu đô la nhằm thu hút nhà sáng tạo và người hâm mộ của họ đến với hệ sinh thái. Nền tảng NFT phổ biến nhất trên blockchain Solana, Solanart đang tạo nên những làn sóng mạnh mẽ với sự xuất hiện của các bộ sưu tập như Degenerate Ape Academy, SolPunks, Aurory cùng khối lượng giao dịch lên đến hàng trăm triệu đô la.

“Tiềm năng của NFT thật sự khổng lồ và chúng ta chỉ mới chứng kiến những bước đi đầu tiên.” Frederick Gregaard, CEO của Cardano Foundation, trả lời Cointelegraph, “Cụ thể hơn, trong DeFi, các NFT nó có thể sử dụng như một cơ chế bảo mật dành cho các giao dịch, tính độc nhất của NFT sẽ đảm bảo sự chính xác tuyệt đối cho các giao dịch và giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công front-running.”

Ông cũng nhắc đến những ứng dụng khác của NFT trong các hệ sinh thái. Đầu tiên là khả năng sử dụng như một cơ chế kiểm soát truy cập dành cho các tiện ích và tài sản trên các blockchain công cộng cũng như khả năng đảm bảo tính độc nhất của một DApp. Ông bổ sung thêm rằng ”Ngoài việc ứng dụng vào các hệ sinh thái thì có rất nhiều tiềm năng khác của NFT trong lĩnh vực liên quan tới quyền tài sản của cá nhân và tổ chức.”

Tuy rằng Cardano không lấn sân sang NFT một cách táo bạo như Solana, thế nhưng họ vẫn đang có những tiến triển cụ thể. Sau bản nâng cấp Alonzo Hard Fork đầy thành công cho phép các smart contract hoạt động, Cardano đã cho ra mắt dự án NFT đầu tiên của mình – CardonoKidz. Và chỉ mới tháng trước thôi, SpaceBudz cũng đã mở đợt bán NFT đầu tiên của họ với tổng khối lượng giao dịch lên tới 1 triệu USD.

Trước khi các smart contract được cho vào hoạt động, người dùng vẫn có thể khởi tạo và giao dịch với các NFT mà không cần contract address, mặc dù các tài nguyên như metadata không thể gửi được thông qua blockchain. Việc thêm vào các smart contract đã giúp cho nền tảng này thu hút được nhiều người dùng hơn, đồng nghĩa với việc gia tăng sự hứng thú với NFT trên Cardano. Sau màn ra mắt Cardano Improvement Proposal 25, hệ thống blockchain này đã thiết lập được một tiêu chuẩn NFT metadata dành riêng cho những token của nó.

Điều này sẽ giúp mạng lưới giải quyết được các vấn đề khác nhau xoay quanh việc xác minh danh tính, xác thực và quản trị liên quan tới NFT. Những nét đặc trưng cũ của NFT cũng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn một khi chuyển giao quyền sở hữu, điều này sẽ làm cho sự độc quyền được nâng lên một tầng cao mới. Với rất nhiều cải tiến, các nền tảng này đang cạnh tranh gắt gao với Ethereum trong thời đại NFT, vị trí thống trị của nền tảng lâu đời này đang ngày càng lung lay.

Young, dumb, and not-so broken

Nguồn: Nairametrics

Các blockchain layer 1 như Solana và Cardano cung cấp một giải pháp thay thế cho mạng Ethereum nhờ chi phí giao dịch thấp qua đó gia tăng khả năng tiếp cận cho nhiều đối tượng người dùng hơn. Những mạng lưới này cũng có vai trò cực kỳ quan trọng với đội ngũ xây dựng nền tảng Web3, vì các yếu tố như chi phí, tốc độ và sự phát triển cộng đồng là rất quan trọng trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là đối với các dự án mới.

Ngoài ra, khi khả năng tương tác đa chuỗi trở thành mục tiêu tiếp theo của các blockchain, chúng ta có thể sẽ thấy các dự án được khởi chạy trên nhiều nền tảng khác nhau chỉ xây dựng cầu nối với Ethereum nhằm thu hút lượng người dùng khổng lồ từ đó. Mặc dù sự phổ biến và chấp nhận NFT tăng mạnh, vẫn còn một chặng đường dài trước khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới.

Tor Bair, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào quyền riêng tư Secret Foundation, nói với Cointelegraph: “NFT ngày nay giống như một hóa đơn ngu ngốc hơn là tài sản thông minh khi không có quyền kiểm soát truy cập gốc hoặc quyền riêng tư cho nội dung hoặc người mua. Nếu chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này, NFT sẽ mở rộng và mang về hàng nghìn tỷ đô la từ nghệ thuật, nội dung cũng như tài sản thực và tài chính.”

Ông cũng tuyên bố rằng các blockchain sẽ phải cung cấp các tính năng mới và thiết kế không gian dành cho những tính năng độc nhất của NFT nhằm cạnh tranh với Ethereum trong lĩnh vực này, có thể là thông qua bảo vệ dữ liệu gốc, cải thiện khả năng mở rộng hoặc khả năng tương tác toàn cầu. Về lâu dài, cả Solana và Cardano đều có thể trở thành những nền tảng phổ biến hơn nhiều trong lĩnh vực NFT, giới thiệu các sản phẩm độc đáo trên mạng lưới của họ để thu hút người dùng.

Chỉ trong tháng này, DJ nổi tiếng thế giới Steve Aoki, hợp tác với họa sĩ truyện tranh huyền thoại Todd McFarlane, đã ra mắt bộ sưu tập NFT trên Solana.

Ngoài ra, Cardano và Solana không phải là các blockchains layer 1 duy nhất chú trọng đến NFT, vì các nền tảng nổi bật khác như Polkadot, Flow và Wax đang đưa công nghệ này đến với các đối tượng mới.

Abhitej Singh, đồng sáng lập của nền tảng DeFi Persistence thuộc mạng lưới Cosmos, nói với Cointelegraph: “NFT giống như một tấm thẻ thành viên trong câu lạc bộ golf so với tiền điện tử – một tài sản mang tính thanh khoản. Theo ông, tư cách thành viên của một câu lạc bộ golf phụ thuộc vào tất cả các yếu tố bao gồm gia nhập sớm, tính độc quyền, cộng đồng và các yếu tố khác chứ không đơn giản chỉ là việc đóng phí gia nhập.”

“Sự khan hiếm và độc quyền dẫn đến chi phí thành viên cao, cả về mặt xã hội và kinh tế, đối với các thành viên mới,” ông nói thêm.

Với sự ra đời của các nền tảng mới như Flow, Solana và Cardano, sự phức tạp của khái niệm Web 3.0 đang dần được loại bỏ và trong vài năm tới NFT có thể trở thành một trong những tiện ích lớn nhất của cả công nghệ blockchain, không chỉ riêng trên mạng Ethereum.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *